Với vai trò là đầu mối tổ chức các hoạt động thúc đẩy khởi nghiệp tại các trường Đại học, cán bộ hỗ trợ khởi nghiệp của các trường Đại học cần tham mưu cho Ban lãnh đạo nhà trường cách thức triển khai các hoạt động phù hợp với thực tế của đơn vị.

Cán bộ khởi nghiệp được biết đến là người hỗ trợ trực tiếp cho sinh viên, vì thế vai trò của người cán bộ hỗ trợ khởi nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết đối với việc khởi sự của sinh viên.  
Trong giai đoạn đầu, cán bộ hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp đóng vai trò là cố vấn, cùng sinh viên định hướng và giữ ngọn lửa nhiệt huyết cho sinh viên; lắng nghe những băn khoăn của sinh viên về những vấn đề của khởi nghiệp, cho sinh viên khởi nghiệp lời khuyên từ những kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn của mình.

Khi doanh nghiệp khởi nghiệp có sản phẩm/dịch vụ, những vấn đề khó khăn của kinh doanh bắt đầu nảy sinh, từ khả năng bán hàng, marketing, vốn, rồi xung đột nhóm,cản trở sự phát triển của doanh nghiệp khởi nghiệp. Khi đó, cán bộ tư vấn, hỗ trợ khởi nghiệp đóng vai trò là người chỉ cho doanh nghiệp khởi nghiệp kỹ năng, cung cấp những kiến thức cần thiết để giải quyết vấn đề thực tiễn của doanh nghiệp khởi nghiệp.

Khi doanh nghiệp khởi nghiệp đã phát triển, câu hỏi thường trực của doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ là đi tiếp như thế nào để phát triển mạnh hơn, bền vững hơn hoặc có ích hơn với cuộc sống. Lúc này, cán bộ tư vấn, hỗ trợ khởi nghiệp sẽ lại đóng vai trò là người chỉ nêu câu hỏi để doanh nghiệp khởi nghiệp tự định hướng lại hướng phát triển phù hợp. Đồng thời, cán bộ hỗ trợ khởi nghiệp có thể đóng vai trò kết nối những sinh viên tài năng, nguồn lực chất lượng tốt để cung cấp cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tăng trưởng bền vững.

Khuyến nghị về vai trò, trách nhiệm của cán bộ hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp nêu trên được đề xuất bởi Nhóm xây dựng Bộ tài liệu trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm trong và ngoài nước. Tùy vào điều kiện thực tế của từng trường Đại học mà phân công vai trò, trách nhiệm cho cán bộ hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp có thể thay đổi cho phù hợp.
Để có cái nhìn khách quan nhất về Cán bộ hỗ trợ khởi nghiệp, Tổ công tác triển khai Đề án 1665 đã biên soạn Tài liệu “Tham khảo về hỗ trợ khởi nghiệp dành cho Cán bộ hỗ trợ khởi nghiệp các trường đại học” với các mục tiêu sau đây:
1. Cung cấp một cái nhìn tổng quan về hệ sinh thái khởi nghiệp trong trường đại học, sự cần thiết phải thúc đẩy khởi nghiệp trong trường Đại học. Đưa ra được một số gợi ý hướng dẫn về xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp trong trường đại học cho các trường đại học Việt Nam
2. Cung cấp các kiến thức nền tảng về khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp doanh nghiệp xã hội, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo để các cán bộ hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên có thể tư vấn cho sinh viên về tinh thần khởi nghiệp, cung cấp một số công cụ cơ bản cho việc xây dựng các ý tưởng khởi nghiệp giai đoạn ban đầu.
3. Gợi ý một số kỹ năng cơ bản cần có dành cho cán bộ hỗ trợ khởi nghiệp, bao gồm Cố vấn, Huấn luyện, Kết nối để cán bộ hỗ trợ khởi nghiệp phát triển bản thân và hỗ trợ tốt hơn cho các nhà khởi nghiệp.
Chi tiết vui lòng xem tại đây
.
PNL - TT Ươm tạo Doanh nghiệp Công nghệ

Số lần xem trang: 2173
Điều chỉnh lần cuối: 07-07-2020

Tài liệu tham khảo hỗ trợ khởi nghiệp dành cho cán bộ hỗ trợ khởi nghiệp tập 2 (06-07-2020)

Tài liệu tham khảo hỗ trợ khởi nghiệp dành cho Lãnh đạo (06-07-2020)

Tài liệu tham khảo khởi nghiệp dành cho các bạn sinh viên (06-07-2020)

Trang liên kết

Tư Vấn Khởi Nghiệp:

 

Định kỳ vào lúc 9:30 đến 15:30 thứ 3,4,5 hàng tuần tại Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Công nghệ

Đối tượng ươm tạo: 

 

Doanh nghiệp tiền ươm tạo : các nhóm hoặc các nhân, sinh viên tốt nghiệp có ý tưởng kinh doanh khả thi và có động lực mạnh mẽ muốn khởi nghiệp để thực hiện ý tưởng đó

Chi tiết vui lòng xem mục  "Hướng dẫn đăng kí " . Chúc các bạn thành công !  

Map

 

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : tám bảy chín không sáu

Xem trả lời của bạn !